Vendor là gì? Phân biệt vendor trong chuỗi cung ứng

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh hay quản lý chuỗi cung ứng, chắc chắn đã nghe đến thuật ngữ Vendor. Vậy Vendor là gì? Vendor có vai trò gì trong chuỗi cung ứng? Vendor khác gì với Supplier hay nhà sản xuất? Trong bài viết này, Ninja Direct sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây nhé!

Vendor là gì?

Định nghĩa về Vendor là gì?

Định nghĩa về Vendor là gì?

Theo từ điển Oxford, Vendor có nghĩa là “a person or company offering something for sale, especially a trader in the street”. Hiểu một cách đơn giản thì Vendor là một cá nhân hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho những cá nhân, tổ chức khác trong chuỗi cung ứng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Vendor có thể cung cấp hàng hóa theo nhiều hình thức như B2B (doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng) hoặc B2G (doanh nghiệp bán cho chính phủ).

Mô tả công việc của Vendor

Công việc của một Vendor là gì? 

Công việc của một Vendor là gì?

Vendor là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Họ chịu trách nhiệm cho việc duy trì hoạt động cung ứng một cách hiệu quả và tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các bên. Các doanh nghiệp và Vendor sẽ trực tiếp làm việc với nhau nhằm giảm bớt các vấn đề cung ứng cho đơn vị sản xuất. Vậy công việc của Vendor là gì?

Nhìn chung, các công việc của một Vendor bao gồm:

  • Liệt kê và sắp xếp các công việc để cung cấp, phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoạt động sản xuất và tập trung phát triển sản phẩm.
  • Tiết kiệm ngân sách và chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Như vậy, Vendor đóng vai trò đảm bảo cho các hoạt động và năng suất làm việc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Vendor còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Có thể nói rằng, Vendor chịu trách nhiệm hỗ trợ và đem đến nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho doanh nghiệp.

Phân loại vendor trong chuỗi cung ứng sản phẩm

Phân loại dựa theo nguồn hàng

Phân loại dựa theo nguồn hàng 

Phân loại dựa theo nguồn hàng

Vendor có thể lựa chọn một trong hai hình thức là tự sản xuất sản phẩm hoặc nhập hàng từ nhà cung cấp khác. Khi hàng hóa do Vendor tự sản xuất, họ vừa đóng vai trò nhà cung cấp, vừa là nhà sản xuất. Do đó, họ có thể tự quyết định giá bán và chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhược điểm là Vendor phải đầu tư nhiều vào quy trình sản xuất.

Đối với hình thức Vendor nhập hàng từ Supplier, Vendor đóng vai trò là trung gian phân phối từ một nhà cung ứng riêng hoặc từ một đại lý nhỏ thuộc chuỗi cung ứng của một nhà sản xuất. Hình thức này mang đến ưu điểm là tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất, tuy nhiên Vendor sẽ phải tuân thủ theo giá bán mà Supplier đưa ra và không được bán phá giá thị trường.

Phân loại dựa theo đối tượng khách hàng

Phân loại dựa theo đối tượng khách hàng 

Phân loại dựa theo đối tượng khách hàng

Vendor có thể bán hàng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng (B2C) hoặc doanh nghiệp bán cho chính phủ (B2G). Theo đó, mỗi đối tượng khách hàng sẽ có nhu cầu, mong muốn và hành vi mua hàng khác nhau. Từ đó Vendor cần phải có chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp cho từng đối tượng.

Phân biệt Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng

Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng

Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng 

Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là quá trình di chuyển hàng hóa từ nguồn gốc đến người tiêu dùng cuối cùng. Một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm nhiều thành phần khác nhau:

  • Supplier: Nhà cung cấp
  • Manufacturer: Nhà sản xuất
  • Distributor: Nhà phân phối
  • Vendor/Seller: Nhà cung cấp
  • Customer: Khách hàng

Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng hàng hóa cơ bản như sau:

Supplier -> Manufacturer -> Distributor -> Vendor -> Customer

Ví dụ về chuỗi cung ứng sản xuất sữa tươi:

Các trang trại cung cấp sữa bò đảm bảo chất lượng thì nhà cung cấp (Supplier) sẽ cung cấp nguồn sữa làm nguyên liệu đầu vào cho các xưởng sản xuất sữa (Manufacturer). Các xưởng sản xuất sữa này sẽ đảm nhận vai trò sản xuất, đóng gói để tạo ra thành phẩm hoàn thiện. Sau đó, các thành phẩm này sẽ được vận chuyển và phân phối đến các nhà phân phối (Distributor) ở từng khu vực. Những người bán hàng (Vendor hoặc Seller) sẽ nhập hàng từ các nhà phân phối này và bán lại cho người tiêu dùng (Customer).

Phân biệt giữa Vendor và Supplier

Phân biệt giữa Vendor và Supplier

Phân biệt giữa Vendor và Supplier

Vendor và Supplier đều là những thuật ngữ chỉ các cá nhân hay tổ chức bán hàng hóa/dịch vụ cho người khác. Tuy nhiên, Vendor và Supplier có một số điểm khác biệt sau:

Vendor Supplier 
Ý nghĩa Thường chỉ những người bán hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng Thường chỉ những người bán hàng hóa hay dịch vụ cho các doanh nghiệp khác để phục vụ cho quá trình sản xuất
Vị trí trong chuỗi cung ứng Cuối cùng Đầu tiên
Mục tiêu Bán hàng cho khách hàng Phục vụ cho quá trình sản xuất
Quy mô Nhỏ Lớn

Phân biệt giữa Vendor và Seller

Có thể thấy trong quy trình cung ứng sản phẩm, Vendor và Seller đều ở cùng vị trí với nhau, cả hai đều đóng vai trò là người đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, giữa Vendor và Seller vẫn sẽ có những điểm khác biệt. Vậy Vendor là gì và Seller là gì? Bạn có thể phân biệt được 2 khái niệm này thông qua những đặc điểm như:

Vendor Seller
Quy mô hoạt động Dùng để chỉ một doanh nghiệp hoặc cá nhân. Dùng để chỉ một cá nhân bán hàng
Nguồn hàng Có thể tự sản xuất hoặc nhập hàng từ các nhà phân phối khác. Nhập hàng từ các trung gian phân phối
Giá bán Giá lẻ hoặc giá sỉ Giá lẻ

Tóm lại, trong quy trình chuỗi cung ứng, Vendor và Seller có thể cùng cấp với nhau. Tuy nhiên, Vendor thường mang ý nghĩa rộng hơn Seller, trong đó Seller sẽ mang tính cá nhân nhiều hơn.

Ninja Direct hy vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn có thể hiểu được Vendor là gì và phân biệt được Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng. Nếu như bạn là một Vendor và đang tìm kiếm một nguồn nhập hàng sỉ Trung Quốc để tiết kiệm tối đa chi phí thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Văn phòng HN: Tòa nhà 21T1 Hapulico 85, Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đăng ký thông tin và nhân viên kinh doanh chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn chi tiết

ĐĂNG KÝ NGAY