Tổng hợp các thuật ngữ Logistics dành cho dân buôn

Logistics là yếu tố được đề cập đến rất nhiều trong quá trình vận hành, thông thương hàng hóa. Đặc biệt, trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, việc trang bị các kiến thức cho lĩnh vực Logistics là rất quan trọng. Hiểu được điều này, trong bài viết sau đây, Ninja Direct sẽ tổng hợp tất tần tật các thuật ngữ Logistics thông dụng nhất.

Logistics là gì?

Định nghĩa về Logistics là gì?

Định nghĩa về Logistics là gì?

Logistics là quá trình điều phối tất cả các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu kho, bảo quản và phân phối hàng hóa. Nó bao gồm các bước quan trọng như đóng gói hàng hóa, kiểm tra chất lượng và theo dõi quá trình vận chuyển để đảm bảo chúng được giao đến địa điểm đích an toàn, nhanh chóng nhất. Logistics bao gồm nhiều khâu khác nhau, như:

  • Sourcing: Tìm kiếm và chọn lựa các nhà cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Procurement: Mua sắm và đặt hàng hàng hóa từ các nhà cung cấp đã được chọn.
  • Transportation: Vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho hàng của doanh nghiệp hoặc đến tay khách hàng cuối cùng.
  • Warehousing: Lưu trữ và bảo quản hàng hóa tại kho hàng của doanh nghiệp hoặc tại các điểm trung gian.
  • Inventory management: Kiểm soát và quản lý số lượng – chất lượng hàng hóa trong kho hàng, đảm bảo không bị thừa hoặc thiếu.
  • Distribution: Phân phối hàng hóa từ kho hàng đến các điểm bán hàng hoặc giao hàng trực tiếp cho khách hàng.
  • Customer service: Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua bán và sử dụng hàng hóa.

Tìm hiểu các thuật ngữ Logistics cơ bản nhất

Các thuật ngữ Logistics cơ bản dành cho chủ shop buôn hàng Trung

Các thuật ngữ Logistics cơ bản dành cho chủ shop buôn hàng Trung

Trong Logistics, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng để chỉ các khái niệm, hoạt động, đơn vị hay tài liệu liên quan. Dưới đây là các thuật ngữ trong Logistics thường gặp mà dân buôn cần biết:

  • Lead time: Là thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi nhận được hàng hóa. Lead time bao gồm thời gian sản xuất, vận chuyển, lưu kho và phân phối.
  • Order cycle: Là chu kỳ đặt hàng của doanh nghiệp, thường được tính theo tuần hoặc tháng. Order cycle bao gồm thời gian từ khi có nhu cầu mua hàng cho đến khi nhận được hàng hóa.
  • Order fulfillment: Là quá trình hoàn thành đơn hàng của khách hàng, từ khi nhận được đơn hàng cho đến khi giao hàng thành công.
  • Order tracking: Là quá trình theo dõi trạng thái của đơn hàng trong suốt quá trình Logistics, thông qua các mã số hoặc mã vạch được gắn trên hàng hóa hoặc tài liệu vận chuyển.
  • Freight: Là chi phí vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác, thường được tính theo khối lượng hoặc thể tích của hàng hóa.
  • Customs clearance: Là quá trình hoàn tất các thủ tục hải quan để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa qua biên giới quốc gia. Customs clearance yêu cầu có các tài liệu như hóa đơn, giấy tờ xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu,…
  • Incoterms: Tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành để xác định các điều khoản và trách nhiệm của người bán – người mua trong việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Có 11 loại Incoterms hiện nay, ví dụ như EXW (Ex Works), FOB (Free On Board), CIF (Cost Insurance and Freight)…
  • Bill of lading (B/L): Đây là tài liệu vận chuyển được cấp bởi người vận chuyển cho người gửi hàng để xác nhận việc nhận và giao hàng. B/L có vai trò là biên lai, hợp đồng vận chuyển và giấy chứng nhận sở hữu của hàng hóa.
  • Packing list: Là tài liệu kèm theo hàng hóa để liệt kê chi tiết số lượng, loại, kích thước, trọng lượng và giá trị của từng món hàng trong kiện hàng. Packing list giúp kiểm tra và kiểm soát hàng hóa trong quá trình Logistics.

Cập nhật các thuật ngữ trong Logistics thông dụng nhất

Những thuật ngữ Logistics phổ biến nhất sẽ được tổng hợp chi tiết trong bảng sau:

Tiếng Anh Tiếng Việt
Air freight Cước hàng không
As carrier Người chuyên chở
As agent for the Carrier Đại lý người chuyên chở
Backdate BL Vận đơn ký lùi ngày
Bearer BL Vận đơn vô danh
Consolidator Gom hàng
Consignor Người gửi hàng
Container packing list Bảng kê chi tiết Container lên tàu
Consignee Người nhận hàng
Container Ship Tàu vận chuyển Container
Carriage Hoạt động vận chuyển hàng hóa theo đường biển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
COD (Change of Destination) Phụ phí thay đổi nơi đến
Charter party Vận đơn thuê tàu chuyến
Customary Quick dispatch (CQD) Dỡ hàng nhanh
Clean on board Đã bốc hàng lên tàu
Documentation fee Phí làm vận đơn
Delivery order Lệnh giao hàng
Door – Door Giao từ kho đến kho
Dimension Kích thước
Description of package and goods Mô tả kiện và hàng hóa
DC- dried container Container hàng khô
Estimated schedule Lịch trình dự kiến của tàu
Elsewhere Thanh toán tại nơi khác
Freight forwarder Hãng giao nhận vận tải
Freight Cước phí
Full set of original BL (3/3) Bộ hồ sơ đầy đủ 3 bản vận đơn gốc
Freight note Ghi chú cước
Free in (FI) Miễn phí
Free out (FO) Miễn dỡ
Full vessel capacity Đóng hàng hóa đầy tàu
Freight payable at Cước phí thanh toán tại…
Handling fee Phí làm hàng
Hub Bến trung chuyển
Intermodal Vận tải kết hợp
Inland waterway Vận tải đường thủy nội địa
International Maritime Dangerous Goods Code (IMDG Code) Mã hiệu hàng nguy hiểm
International Maritime Organization (IMO) Tổ chức hàng hải quốc tế
Local charges Phí địa phương
Laytime Thời gian dỡ hàng
Labor fee Phí nhân công
Laydays or laytime Số ngày bốc/dỡ hàng hoặc thời gian bốc/dỡ hàng
Laden on board Đã bốc hàng lên tàu
Laycan Thời gian tàu đến cảng
Means of conveyance Phương tiện vận tải
Merchant Thương nhân
Multimodal Người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
Marks and number Kí hiệu và số
Multimodal transportation Vận tải đa phương thức
Notify party Bên nhận thông báo
Notice of readiness Thông báo hàng sẵn sàng để bốc /dỡ
Named cargo container Container chuyên dụng
Ocean Freight (O/F) Cước biển
On board notations (OBN) Ghi chú lên tàu
On-carriage Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng NK sau khi Container được dỡ khỏi tàu.
Order party Bên ra lệnh
Place of receipt Địa điểm nhận hàng để chở
Place of Delivery Nơi giao hàng cuối cùng
Port of Loading/airport of loading Cảng/sân bay đóng hàng, xếp hàng
Port of Discharge/airport of discharge Cảng/sân bay dỡ hàng
Port of transit Cảng chuyển tải
Place and date of issue Ngày và nơi phát hành
Payload Trọng lượng hàng đóng (ruột)
Port-port Giao từ cảng đến cảng
Pre-carriage Vận chuyển nội địa trước khi container được xếp lên tàu
Place of return Nơi trả vỏ sau khi đóng hàng
Pipelines Đường ống
PCS (Panama Canal Surcharge) Phụ phí qua kênh đào Panama
Proof read copy Người gửi hàng đọc và kiểm tra lại
Quantity of packages Số lượng kiện hàng
Railway Vận tải đường sắt
Sur-charges Phụ phí
Shipper Người giao hàng
Ship’s owner Chủ tàu
Service type Loại dịch vụ FCL/LCL
Service mode Cách thức dịch vụ
Said to contain (STC) Kê khai gồm có
Stowage Xếp hàng
Security charge Phí an ninh
Said to weight Trọng lượng khai báo
Shipper’s load and count (SLAC) Chủ hàng đóng và đếm hàng
Shipped in apparent good order Hàng đã bốc lên tàu nhìn bề ngoài ở trong điều kiện tốt
Stowage plan Sơ đồ xếp hàng
SCS (Suez Canal Surcharge) Phụ phí qua kênh đào Suez
Terminal handling charge (THC) Phí làm hàng tại cảng
Through BL Vận đơn chở suốt
Tracking and tracing Kiểm tra tình trạng hàng/thư
Timesheet or Layday Statement Bảng tính thời gian thưởng phạt bốc/dỡ
Unclean BL Vận đơn không hoàn hảo
Volume weight Trọng lượng thể tích (tính cước LCL)

Các thuật ngữ viết tắt trong Logistics 

Các thuật ngữ viết tắt trong Logistics là những từ ngắn gọn được sử dụng để chỉ các loại hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa.

Thuật ngữ logistics về hàng hóa

Thuật ngữ hàng hoá về Logistics

Thuật ngữ hàng hoá về Logistics

Một số thuật ngữ Logistics liên quan đến hàng hóa bao gồm:

GW/NW: Gross Weight/Net Weight Khối lượng cả bì / khối lượng tịnh
CBM: Cubic Meter Thể tích
DG: Dangerous Goods Hàng nguy hiểm
FCL: Full Container Load Hàng giao nguyên container
LCL: Less than Container Load Hàng giao lẻ container
FTL: Full Truck Load Hàng giao nguyên xe tải
LTL: Less than Truck Load Hàng giao lẻ xe tải
DC: Dry Container Hàng khô
GP: General Purpose container Hàng bách hoá
RF: Reefer Container Hàng lạnh
HC/HQ: High Cube container Container thành cao
OT: Open – top container Container mở nóc
FR: Flat Rack container Container mặt phẳng
ULD: Unit Load Device Đơn vị xếp hàng chuyên dụng trên máy bay
Bulk Hàng rời
TEU: Twenty feet equivalent unit Đơn vị đo kích thước của container 20 feet
FEU: Forty feet equivalent unit Đơn vị đo kích thước của container 40 feet
MT: Metric tons Mét tấn, đơn vị đo lường 1 MT = 1000kg
SOC: Shipper’s Own Container Chủ hàng/người gửi hàng sở hữu container
COC: Carrier’s Own Container Người chuyên chở sở hữu container
SVC Type: Service type Loại dịch vụ

Thuật ngữ của các loại vận đơn trong logistics

Thuật ngữ về các loại vận đơn trong Logistics

Thuật ngữ về các loại vận đơn trong Logistics

Các thuật ngữ Logistics liên quan đến vận đơn được dùng phổ biến như:

BL – Bill of lading Vận đơn
MBL – Master Bill of lading Vận đơn chủ
HBL – House Bill of lading Vận đơn hàng lẻ
SWB – Sea Waybill Giấy gửi hàng đường biển
AWB – Air Waybill Giấy gửi hàng đường hàng không
POL – Port of Loading Cảng bốc hàng/cảng đi
POD – Port of Discharge Cảng dỡ hàng/cảng đến
ICD – Inland Clearance Depot Cảng cạn/ cảng thông quan nội địa
Bonded Warehouse Kho ngoại quan
CY – Container Yard Bãi container
CFS – Container Freight Station Trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ
ETD – Estimate Time of Departure Thời gian rời cảng (đi0 dự kiến
ATD – Actual Time of Departure Thời gian rời cảng (đi) thực tế
ETA – Estimated Time of Arrival Thời gian cập cảng (đến) dự kiến
ATA – Actual Time of Arrival Thời gian cập cảng (đến) thực tế
NVOCC – Non-Vessel Operating Common Carrier Người chuyên chở không tàu
OBN – On Board Notations Ghi chú lên tàu

Thuật ngữ của một số loại chứng từ trong logistics

Thuật ngữ liên quan đến một số loại chứng từ trong Logistics

Thuật ngữ liên quan đến một số loại chứng từ trong Logistics

Thuật ngữ Logistics liên quan đến các loại chứng từ thông dụng nhất bao gồm:

MSDS – Material Safety Data Sheet Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
CO – Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
CQ – Certificate of Quality/Certificate of Quantity Giấy chứng nhận chất lượng / Giấy chứng nhận số lượng
CI – Commercial Invoice Hóa đơn thương mại
PI – Profoma Invoice Hóa đơn chiếu lệ
LC – Letter of Credit Thư tín dụng chứng từ
DO – Delivery Order Lệnh giao hàng
AN – Arrival Notice Giấy báo nhận hàng
NOR – Notice of Readiness Thông báo tàu đã sẵn sàng vào cảng làm hàng (thuyền trưởng gửi cho chủ hàng)
EIR – Equipment Interchange Receipt Phiếu phơi hạ hàng
PTI – Pre-trip Inspection Thủ tục kiểm tra container trước khi đưa vào sử dụng
VGM – Verified Gross Mass Phiếu xác nhận khối lượng hàng hóa do SOLAS ban hành
SI – Shipping Instruction Bản hướng dẫn vận chuyển của chủ hàng, có các thông tin về lô hàng như thông tin người gửi, người nhận, tên hàng, GW, CBM, số container, số chì, shipping marks,….

Thuật ngữ của các loại phí và phụ phí thông dụng

Thuật ngữ Logistics về các loại phí và phụ phí thông dụng 

Thuật ngữ Logistics về các loại phí và phụ phí thông dụng

Thuật ngữ Logistics chỉ các loại phí và phụ phí thông dụng gồm có:

OF – Ocean Freight Cước vận tải đường biển
AF – Air Freight Cước vận tải hàng không
Sur-charge Phụ phí
LCC – Local charge Phí trả tại từng địa phương
LSS Phụ phí lưu huỳnh/ phụ phí môi trường
THC – Terminal Handling Charge Phụ phí xếp dỡ tại cảng
DEM – Demurrage Phí lưu container tại cảng
DET – Detention Phí lưu container tại kho riêng
DOC – Documentation fee Phí chứng từ
SEAL – Seal fee Phí chì (dùng để niêm phong container)
CIC – Container Imbalance Charge Phụ phí mất cân đối container
CCL – Container Cleaning fee Phí vệ sinh container
AMS – Automatic Manifest System Phí khai báo hải quan tự động đi Mỹ, Canada
AFR – Advance Filling Rules Phí khai hải quan điện tử cho hàng nhập vào Nhật
PCS – Panama Canal Surcharge Phụ phí qua kênh đào Panama
SCS – Suez Canal Surcharge Phụ phí qua kênh đào Suez

Dịch vụ nhập hàng chính ngạch Trung Quốc trọn gói của Ninja Direct

Thuật ngữ Logistics về các loại phí và phụ phí thông dụng 

Thuật ngữ Logistics về các loại phí và phụ phí thông dụng

Dịch vụ nhập hàng chính ngạch Trung Quốc trọn gói của Ninja Direct là một giải pháp hoàn hảo cho những khách hàng muốn nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Với dịch vụ này, bạn sẽ được hỗ trợ từ A đến Z trong quá trình nhập hàng Trung Quốc, bao gồm:

  • Tìm kiếm và liên hệ với các nhà cung cấp uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý tại Trung Quốc.
  • Thương lượng, ký kết hợp đồng và thanh toán cho nhà cung cấp theo yêu cầu.
  • Kiểm tra chất lượng, số lượng và đóng gói hàng hóa trước khi xuất xưởng.
  • Vận chuyển hàng hóa từ xưởng Trung Quốc đến kho Việt Nam bằng đường biển, đường không hoặc đường bộ tùy theo loại hàng và thời gian giao hàng mong muốn.
  • Làm thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành và đóng thuế nhập khẩu cho hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giao hàng tận nơi cho bạn hoặc cho khách hàng cuối của bạn nếu bạn là người bán hàng online.

Với dịch vụ nhập hàng chính ngạch Trung Quốc của Ninja Direct, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức trong việc nhập hàng từ Trung Quốc. Đồng thời, bạn sẽ không phải lo lắng về các rủi ro như mất hàng, hư hỏng hàng, sai sót hàng, tranh chấp pháp lý hay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khách hàng chỉ cần cung cấp cho đơn vị mua hộ – Ninja Direct thông tin về sản phẩm cần nhập và yêu cầu về giá cả, số lượng cũng như thời gian giao hàng. Mọi vấn đề còn lại sẽ thuộc về trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Như vậy, bài viết trên đây, Ninja Direct đã tổng hợp các thuật ngữ Logistics được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về lĩnh vực Logistics.

Thông tin liên hệ:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đăng ký thông tin và nhân viên kinh doanh chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn chi tiết

ĐĂNG KÝ NGAY