HS Code là gì? Hướng dẫn cách tra HS code chính xác nhất

Trong hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế, việc phân loại hàng hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế giúp đảm bảo quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi, đồng thời giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí phát sinh do các sai sót trong quá trình kiểm tra hải quan. Theo đó, mã HS Code đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế. Trong bài viết này, hãy cùng Ninja Direct tìm hiểu chi tiết về HS Code và cách tra cứu mã một cách chính xác nhất.

HS Code là gì?

Trong hoạt động thương mại quốc tế, HS Code đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại hàng hóa. Vậy HS Code là gì? 

HS Code (Mã HS) là mã số hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) phát hành có tên là “HS – Harmonized Commodity Description and Coding System”. Hoặc cũng có thể hiểu đây là mã phân loại của hàng hóa, được dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu.

Mã HS Code giúp các quốc gia thống nhất việc mô tả hàng hóa
HS Code giúp các quốc gia thống nhất việc mô tả hàng hóa

Nếu mã HS xác định sai sẽ dẫn đến nhiều rủi ro và phát sinh chi phí trong quá trình thông quan hàng hóa, đặc biệt là việc xử lý thủ tục hải quan và tính toán thuế xuất nhập khẩu.

Trong trường hợp sản phẩm của bạn không nằm trong danh mục HS Code hiện hành, hãy liên hệ với cơ quan quản lý hải quan địa phương để được hỗ trợ trong việc xác định mã HS phù hợp.

Những quy tắc tra HS Code

Việc tra HS Code cho hàng hóa đòi hỏi người thực hiện phải hiểu và áp dụng đúng quy tắc để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin. Dưới đây là 6 quy tắc cần nắm vững khi tra cứu mã HS.

Những quy tắc cần lưu ý khi tra cứu HS Code
Những quy tắc cần lưu ý khi tra cứu HS Code

Quy tắc 1: Chú giải chương và Tên định danh

Quy tắc này nhấn mạnh rằng tên của các phần, chương và phân chương chỉ mang tính định hướng khái quát và không đủ để phân loại hàng hóa. Thay vào đó, việc phân loại hàng hóa phải dựa trên nội dung cụ thể của từng nhóm và phần chú giải trong các phần, chương liên quan. Nếu các yếu tố này vẫn chưa đủ để phân loại thì mới áp dụng các quy tắc phân loại tiếp theo.

Ví dụ: Chương 39 có tên “Plastic và các sản phẩm bằng plastic” nhưng mặt hàng đồ chơi trẻ em bằng nhựa không áp dụng cho chương 39 này mà thay vào đó áp dụng cho chương 95. Đây là một minh chứng cho sự quan trọng của việc hiểu rõ nội dung cụ thể của từng nhóm và các chú giải trong các phần, chương để phân loại hàng hóa chính xác.

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 2a:

Nếu một sản phẩm chưa hoàn thiện vẫn có đặc trưng cơ bản của sản phẩm đó khi hoàn thiện thì sản phẩm đó sẽ được phân loại vào cùng nhóm hàng hóa. Ví dụ, xe đạp thiếu yên xe hay bàn đạp vẫn được xếp vào HS Code của xe đạp vì chúng vẫn có đặc trưng cơ bản của xe đạp.

Quy tắc 2b:

Một nguyên liệu hoặc chất được phân loại trong một nhóm hàng hóa thì hỗn hợp hoặc hợp chất của nó với các nguyên liệu hoặc chất khác cũng sẽ được phân loại vào cùng nhóm hàng hóa đó. 

Ví dụ, nếu một sản phẩm được làm từ một loại nguyên liệu hoặc chất, hoặc làm từ một phần của nguyên liệu hoặc chất đó thì sản phẩm đó cũng được phân loại vào cùng nhóm hàng hóa. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được làm từ hai loại nguyên liệu hoặc chất trở lên thì việc phân loại phải tuân theo quy tắc 3 của HS Code.

Quy tắc 3: Hàng hóa có thể nằm trong nhiều nhóm

Quy tắc 3 của tra mã HS được áp dụng khi một sản phẩm có thể nằm trong nhiều nhóm khác nhau. Quy tắc này bao gồm các quy định sau:

Quy tắc 3a:

Trong trường hợp sản phẩm có thể phân loại vào nhiều nhóm khác nhau, nhóm có mô tả cụ thể hơn sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, khi các nhóm chỉ liên quan đến một phần của sản phẩm, hoặc chỉ liên quan đến một phần của sản phẩm ở dạng bộ đóng gói để bán lẻ thì các nhóm này được xem như đặc trưng ngang nhau về sản phẩm đó, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hoặc chính xác hơn về sản phẩm.

Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện sẽ được phân loại vào nhóm 85.10 (Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện) thay vì thuộc nhóm 84.67 (Nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc 85.09 (Các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện).

Quy tắc 3b:

Nếu không thể phân loại sản phẩm theo Quy tắc 3a thì sản phẩm sẽ được phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của sản phẩm. Quy tắc này áp dụng cho các sản phẩm hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc các sản phẩm được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau và những sản phẩm ở dạng bộ đóng gói để bán lẻ.

Ví dụ: Bộ sản phẩm chăm sóc tóc bao gồm kẹp điện cuộn tóc, lược và ghim tóc sẽ được phân loại vào nhóm sản phẩm có HS Code của kẹp điện cuộn tóc vì tính năng nổi bật nhất của bộ sản phẩm này là kẹp điện cuộn tóc.

Quy tắc 3c:

Khi không thể phân loại sản phẩm theo Quy tắc 3a hoặc 3b, sản phẩm sẽ được phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số tương đương với số các nhóm được xem xét.

Ví dụ: Bộ sản phẩm sửa chữa gồm tua vít, kìm và cờ lê sẽ được phân loại vào nhóm có mã HS của cờ lê, vì đó là sản phẩm có thứ tự sau cùng trong số các sản phẩm cùng được xem xét để phân loại.

Quy tắc 4: Phân loại hàng hóa gần giống chúng nhất

Để thực hiện quy tắc này, phải so sánh hàng hóa cần phân loại với các hàng hóa đã được phân loại trước đó. Việc xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa.

Sau khi đã so sánh, hàng hóa sẽ được xếp vào nhóm của hàng hóa giống với chúng nhất.

Ví dụ, nếu hàng hóa là men dạng viên và được sử dụng giống như một loại thuốc thì hàng hóa này sẽ được phân loại vào mã thuốc 30.04.

Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a:

Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự và được sử dụng để đóng gói hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định sẽ được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nếu bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng thì sẽ phải phân loại thành HS Code riêng. 

Ví dụ, bao đựng đàn làm bằng gỗ quý có tính nổi trội hơn so với đàn thì phải tách bao đựng đàn và đàn thành 2 mã HS khác nhau.

Quy tắc 5b:

Bao bì được sử dụng để đóng gói và chứa đựng hàng hóa thường được phân loại cùng với hàng hóa đó khi nhập khẩu. Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể sử dụng lại. 

Ví dụ, bình chứa ga bằng thép là một loại bao bì có thể sử dụng lại, nếu nhập khẩu cùng với ga thì phải phân loại thành HS Code riêng. Tuy nhiên, nếu bình ga dùng một lần thì sẽ được phân loại cùng với HS Code của ga.

Quy tắc 6: Chú giải cách phân loại và so sánh sao cho đúng

Theo quy tắc này, để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được thực hiện phù hợp với nội dung của từng phân nhóm và các chú giải phân nhóm có liên quan.

Tuy nhiên, chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới có thể được so sánh với nhau. Đồng thời, các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

Việc áp dụng các quy tắc này giúp đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc phân loại hàng hóa, đồng thời tránh được những sai sót pháp lý cũng như sự bất đồng trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.

Hướng dẫn các cách tra HS Code chính xác

Tham vấn từ những người có kinh nghiệm

Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để tra mã HS chính xác cho mặt hàng cần tìm. Những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về mã HS. Bạn có thể hỏi đồng nghiệp, bạn bè trong nghề ở công ty khác hoặc các chuyên gia tư vấn xuất nhập khẩu. Việc hỏi người khác không chỉ giúp bạn xác định đúng mã HS mà còn tạo điều kiện để bạn học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Mã HS mỗi quốc gia thường có sự khác biệt nhưng có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Tuy nhiên, bạn nên tự kiểm tra và xác nhận mã HS của mặt hàng để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với quy định của cơ quan hải quan.

Tra cứu HS Code bằng sách Biểu thuế xuất nhập khẩu

Tra mã thông qua sách Biểu thuế xuất nhập khẩu
Tra mã thông qua sách Biểu thuế xuất nhập khẩu

Tra cứu HS Code bằng sách Biểu thuế xuất nhập khẩu là một phương pháp thủ công và cũng tương đối chính xác. Tuy nhiên, để tra cứu nhanh và hiệu quả hơn, bạn nên áp dụng quy tắc phân loại hàng hóa khi tra cứu. Sau nhiều lần tra cứu, bạn sẽ trở nên thành thạo và thực hiện một cách nhanh chóng hơn.

Bạn có thể download file Biểu thuế xuất nhập khẩu TẠI ĐÂY

Tra HS Code bằng biểu thuế dạng Excel bản mềm

Dùng file Excel để tra cứu mã HS
Dùng file Excel để tra cứu mã HS

Để tra cứu bằng biểu thuế dạng Excel bản mềm, bạn có thể tìm kiếm trên các trang web cung cấp dữ liệu hải quan và tải về các file Excel chứa thông tin biểu thuế xuất nhập khẩu. Sau đó, bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm trong Excel bằng cách bấm Ctrl + F, hiển thị khung tìm kiếm và thực hiện tìm kiếm theo từ khóa hoặc mã HS cần tra cứu. Hình thức này khá nhanh và tiện lợi, tuy nhiên cần kiểm tra chính xác thông tin biểu thuế trước khi sử dụng để tránh sai sót trong quá trình nhập hàng Trung Quốc.

Tra cứu trên website bieuthue.net

Dùng file Excel để tra cứu mã HS
Dùng file Excel để tra cứu mã HS

Website bieuthue.net là một nguồn dữ liệu lớn và đáng tin cậy để tra cứu HS Code. Nó cho phép người dùng tra cứu nhanh chóng và đánh dấu các mặt hàng thuộc cùng mã HS vào lịch sử tra cứu cá nhân. Ngoài ra, dữ liệu về biểu thuế trên trang web này được cập nhật liên tục để đảm bảo tính chính xác và thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về thuế suất.

Tra cứu trên website custom.gov.vn

Tra cứu mã thông qua website custom.gov.vn
Tra cứu mã thông qua website custom.gov.vn

Trang custom.gov.vn là nguồn thông tin chính xác về thuế suất với độ tin cậy 100%. Tuy nhiên, việc tra cứu trên nền tảng này khá chậm và yêu cầu nhiều bước. Do đó, website này chỉ được ưu tiên sử dụng khi cần xác nhận lại thông tin thuế suất.

Tóm lại, việc tra cứu HS Code chính xác sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro trong quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Hãy thường xuyên cập nhật và nắm bắt các thông tin mới nhất về mã HS để có thể tra cứu một cách chính xác khi cần thiết.

Thông tin liên hệ:

  • Websitehttps://ninjadirect.vn/ 
  • Hotline: 1900 886 877 (nhấn phím 3)
  • Email: vn-cskh@ninjadirect.com
  • Địa chỉ: Văn phòng HCM: 307/21 Nguyễn Văn Trỗi, P.1, Q. Tân Bình, TP. HCM 

                          Văn phòng HN: Tòa nhà 21T1 Hapulico 85, Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

  • Fanpage: https://www.facebook.com/ninjadirectvn/ 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đăng ký thông tin và nhân viên kinh doanh chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn chi tiết

ĐĂNG KÝ NGAY